Những bí mật về bia chưa được tiết lộ

Bia mặc dù là một trong những thức uống lâu đời nhất của loài người nhưng bia chỉ được biết đến nhiều ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng gần 200 năm trở lại đây. Vì Vậy, đối với người Việt, Bia vẫn có những bí mật thú vị mà không phải ai cũng nắm rõ.

1. Tại sao gọi là…Bia?

Định danh BIA của người Việt được lấy theo phiên âm của tiếng Pháp “Bière”, vì vậy có thể coi bia là từ mượn của tiếng Việt trong từ điển giống như các từ đã trở nên thông dụng khác như: bê tông (béton), áo sơ mi (chemise), bánh Ga tô (gâteau) … Điều thú vị là người Việt đã Việt hóa bia một cách tài tình và dân gian hóa, khiến cho từ mượn đó đi vào cuộc sống hàng ngày như một từ thuộc về chúng ta, chẳng thế mà chỉ có ở Việt Nam mới có các loại bia như: bia cỏ, bia rau, bia hơi … thậm chí là …bia ôm.

2. Nguồn gốc của Bia

Những bí mật về bia chưa được tiết lộ
Những bí mật về bia chưa được tiết lộ

Bia hiện đại là thức uống được biết đến nhiều ở các nước Tây Âu như: Pháp, Đức, Bỉ … nhưng nguồn gốc của Bia lại được ghi nhận khoảng 6000 năm trước Công nguyên tại vùng Lưỡng Hà – Mesopotamia (bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện tại). Các nhà khảo cố đã có những thử nghiệm hóa học trên những bình gốm cổ được tìm thấy ở vùng đất nay thuộc Iran và khẳng định rằng đây là quá trình làm Bia bằng cách lên men tự nhiên các loại ngũ cốc trong không khí. Điều này cũng đồng thời khẳng định rằng, quá trình lên men bia là thực nghiệm sinh học đầu tiên mà con người thực hiện.

Bia chỉ được ghi nhận xuất hiện ở Châu Âu vào thời kỳ đồ đá, khoảng 3000 năm trước Công nguyên.

3. Vị thần bảo trợ cho Bia

Bia được coi là sản phẩm của phái mạnh, nhưng điều thú vị là vị thần bảo trợ cho bia lại là Nữ thần Ninkasi của vùng Lưỡng Hà.

4. Người Châu Âu bán Bia ở đâu?

Trước cách mạng công nghiệp, Bia thủ công được sản xuất trong các hộ gia đình, nhưng ít ai biết rằng một trong những nơi bán bia đầu tiên ở Châu Âu lại từ các … Tu viện và tất nhiên những người nấu bia thường là các tu sĩ. Weihenstephan (xứ Bavaria – nay thuộc Đức) – là tên của xưởng nấu bia thương mại cổ nhất đến nay vẫn còn hoạt động, và nó là một xưởng nấu bia của một Tu viện.

5. Bia xuất hiện ở Châu Á khi nào?

Những bí mật về bia chưa được tiết lộ
Những bí mật về bia chưa được tiết lộ

Mặc dù các dấu tích khảo cổ cho thấy Bia có nguồn gốc từ Châu Á (Vùng Lưỡng Hà và Trung Quốc cổ đại) nhưng mãi đến năm 1855 nhà máy Bia đầu tiên của Châu Á mới được thành lập. Nhà máy này do Edward Dyer (người Anh) làm chủ, lấy tên là Dyer Breweries, đặt tại Kasauli một địa điểm trên dãy núi Himalaya, nay thuộc Ấn Độ. Cho đến nay, công ty này vẫn đang hoạt động tuy đã đổi tên thành Mohan Meakin với đa ngành nghề, thương hiệu bia nổi tiếng của họ là Lion Beer.

6. Trước Hoa Bia, người ta nấu Bia bằng gì?

Những bí mật về bia chưa được tiết lộ
Những bí mật về bia chưa được tiết lộ

Hoa bia (Houblon) là thành phần không thể thiếu trong việc sản xuất bia ngày nay, nhưng việc bổ sung hoa bia để tạo vị đắng cho bia lại là một phát kiến tương đối mới. Trước khi có hoa bia, thời Trung cổ người ta sử dụng hỗn hợp các loại thảo dược thông thường (gruit) vào quá trình nấu bia. Hoa bia được trồng tại Pháp vào khoảng thế kỷ thứ 9. Văn bản cổ nhất ghi nhận sự xuất hiện của hoa bia trong bia có niên đại vào năm 1067, thật thú vị khi văn bản này do nữ tu viện trưởng kiêm nhà văn Hildegard ghi chép lại, hẳn đây là một phụ nữ yêu thích bia.

7. Bia cũng có hẳn một bộ Luật sản xuất

Bộ luật này được đưa ra từ năm …1515. Reinheitsgebot (luật sản xuất bia tinh khiết), do William IV, Công tước xứ Bavaria (Đức) đưa ra được coi là bộ luật quy định về sản xuất thực phẩm lâu đời nhất vẫn còn được dùng cho đến thế kỷ 20. (Reinheitsgebot đã được luật pháp Đức thông qua chính thức vào năm 1987).

8. Bia và Louis Pasteur

Louis Pasteur nhà hóa học, vi sinh học nổi tiếng người Pháp, người có công lao được ghi nhận về Y học trên toàn Thế giới, là người có vai trò rất lớn trong nền công nghiệp sản xuất bia hiện đại. Năm 1857, Pasteur đã phát minh ra vai trò của men bia trong quá trình lên men, phát minh này đã giúp cho các nhà sản xuất bia phương pháp ngăn chặn vị chua của bia bởi các loại vi sinh vật không mong muốn.

9. Vậy ở Việt Nam thì sao?

Bia hiện đại cũng có mặt ở Việt Nam trong khoảng thời gian này cùng với sự xâm chiếm thuộc địa của Thực dân Pháp. Năm 1875, Victor Larue đã thành lập một xưởng sản xuất bia ở Sài Gòn, tiền thân của công ty BGI sau này, tuy nhiên bia có lẽ đã theo chân những người lính thực dân Pháp vào lãnh thổ Việt Nam từ nhiều năm trước. Victor Larue, cha đẻ của hãng BGI xuất thân từ một anh kỹ sư công nghiệp, kiêm sĩ quan hàng hải (đã giải ngũ trước đó), vì vậy xưởng sản xuất bia này đã tiệm cận với công nghệ sản xuất bia ngày nay. Tuy nhiên, ý tưởng kinh doanh ban đầu của Larue hướng đến là sản xuất nước đá để tiêu thụ tại xứ sở nhiệt đới như Sài Gòn. BGI là viết tắt của Brasseries (hãng nấu bia) Glacières (hãng nước đá) d’Indochine (Đông Dương) tức là Hãng bia và nước đá Đông Dương, sau này d’Indochine đổi thành Internationales (quốc tế).

10. Bia và toàn cầu hóa

Anheuser-Busch InBev (AB InBev), có trụ sở chính ở Bỉ và sở hữu hơn 200 thương hiệu bia nổi tiếng thế giới như: Budweiser, Corona, Beck, Leffe… Hãng bia này vốn được sáng lập bởi Eberhard Anheuser, một người kinh doanh xà phòng ở Đức, sau này con gái của Anheuser kết hôn Adolphus Busch vào năm 1861, nên cái tên viết tắt Anheuser-Busch cũng ra đời từ đó. Tuy nhiên, Adolphus Busch lại lập nghiệp và thành công tại Mỹ, ông là nhà sản xuất bia đầu tiên của Mỹ sử dụng công nghệ thanh trùng vào sản xuất bia và sử dụng đường sắt để mở rộng khả năng phân phối các sản phẩm của hãng. Năm 2008, InBev (liên doanh giữa Interbrew Bỉ và Ambev Brazil) đã mua Anheuser-Busch với giá gần 52 tỷ USD, chính thức đưa Anheuser-Busch InBev trở thành nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới. Cuối năm 2015, AB InBev chào mua SAB Miller, hãng bia lớn thứ 2 Thế giới để sáp nhập thành một đại công ty bia chiếm tới 1/3 tổng sản lượng bia toàn Thế giới, thương vụ này khoảng 107 tỷ USD, tuy nhiên đến nay thương vụ này chưa hoàn tất do vấp phải một số vấn đề pháp lý về kinh doanh độc quyền. Đến đây, ta mới thấy sự thú vị trong nền công nghiệp Bia hiện nay, một công ty bia của Bỉ, được sáng lập tại Đức, gây dựng tên tuổi ở Mỹ, hiện được chi phối bởi các nhà đầu tư đến từ Brazil và họ muốn mua lại SAB Miller vì chưa đặt được hệ thống phân phối bia tại Châu Phi.

Hãng bia lớn nhất Châu Á hiện nay thuộc về China Resource Snow Breweries Ltd (thường được gọi đơn giản là CR Snow). Hãng này chỉ đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng thế giới sau SAB Miller của Anh, Heineken International của Hà Lan và Carlsberg Group của Đan Mạch. Điều thú vị là để leo lên vị trí thứ 5 này, CR Snow có đến 49% vốn góp của SAB Miller, hãng bia thứ 2 thế giới và nếu thương vụ sáp nhập giữa AB InBev và SAB Miller kể trên thành công thì liên minh này buộc phải bán đi số cổ phần tại CR Snow để tránh những vấn đề pháp lý về độc quyền thương mại.

Dông dài như vậy để chúng ta thấy rằng Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngành sản xuất và phối bia đã tồn tại đến gần 8000 năm qua, từ sản xuất thủ công qua thời kỳ Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu rồi đến Toàn cầu hóa. Vì vậy, một ngày nào đó, những 333, Saigon Larger, Saigon Special của SABECO gia nhập một liên minh toàn cầu giống như những Budweiser, Corona, Peroni, Tiger… cũng là phù hợp với quy luật phát triển.

39 thoughts on “Những bí mật về bia chưa được tiết lộ

  1. I’m not that much of a internet reader to be honest but your sites really nice, keep it up! I’ll go ahead and bookmark your website to come back later on. Cheers

  2. Thanks a lot for sharing this with all of us you really know what you are talking about! Bookmarked. Kindly also visit my site =). We could have a link exchange contract between us!

  3. Thank you for another informative site. Where else could I get that type of info written in such an ideal way? I’ve a project that I am just now working on, and I’ve been on the look out for such information.

  4. I have recently started a website, the information you provide on this web site has helped me tremendously. Thank you for all of your time & work.

  5. Good day! This is my first visit to your blog! We are a collection of volunteers and starting a new project in a community in the same niche. Your blog provided us useful information to work on. You have done a wonderful job!

  6. Hey! I’m at work browsing your blog from my new apple iphone! Just wanted to say I love reading your blog and look forward to all your posts! Carry on the great work!

  7. Hello! I could have sworn I’ve been to this blog before but after browsing through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be book-marking and checking back frequently!

  8. What¦s Happening i’m new to this, I stumbled upon this I’ve discovered It positively useful and it has helped me out loads. I’m hoping to contribute & help other customers like its helped me. Great job.

  9. I was very pleased to find this web-site.I wanted to thanks for your time for this wonderful read!! I definitely enjoying every little bit of it and I have you bookmarked to check out new stuff you blog post.

  10. It’s actually a cool and helpful piece of information. I’m glad that you shared this helpful info with us. Please keep us up to date like this. Thanks for sharing.

  11. I appreciate, cause I found just what I was looking for. You’ve ended my 4 day long hunt! God Bless you man. Have a nice day. Bye

  12. hello!,I like your writing very much! share we communicate more about your article on AOL? I require a specialist on this area to solve my problem. May be that’s you! Looking forward to see you.

  13. Good write-up, I?¦m normal visitor of one?¦s web site, maintain up the excellent operate, and It is going to be a regular visitor for a long time.

  14. you’re in point of fact a excellent webmaster. The site loading pace is incredible. It kind of feels that you are doing any unique trick. Moreover, The contents are masterwork. you’ve performed a magnificent job on this topic!

  15. What Is Aizen Power? Aizen Power is presented as a distinctive dietary supplement with a singular focus on addressing the root cause of smaller phalluses

  16. What Is Puravive? Puravive is a weight loss supplement that works to treat obesity by speeding up metabolism and fat-burning naturally.

  17. Oh my goodness! an amazing article dude. Thank you However I’m experiencing concern with ur rss . Don’t know why Unable to subscribe to it. Is there anyone getting equivalent rss drawback? Anyone who is aware of kindly respond. Thnkx

  18. Heya i’m for the primary time here. I came across this board and I in finding It truly useful & it helped me out a lot. I hope to offer something back and help others like you helped me.

  19. After I originally commented I clicked the -Notify me when new feedback are added- checkbox and now each time a remark is added I get four emails with the same comment. Is there any approach you may remove me from that service? Thanks!

  20. Great post. I was checking constantly this blog and I am impressed! Very useful information particularly the last part 🙂 I care for such information a lot. I was seeking this particular information for a long time. Thank you and best of luck.

  21. Thank you for some other informative website. The place else may just I get that type of info written in such a perfect means? I’ve a challenge that I’m just now operating on, and I’ve been at the look out for such info.

  22. Hey this is kind of of off topic but I was wondering if blogs use WYSIWYG editors or if you have to manually code with HTML. I’m starting a blog soon but have no coding expertise so I wanted to get guidance from someone with experience. Any help would be greatly appreciated!

  23. I’ve been browsing online greater than three hours lately, but I by no means discovered any attention-grabbing article like yours. It is beautiful worth sufficient for me. In my opinion, if all site owners and bloggers made excellent content material as you probably did, the internet shall be much more useful than ever before. “Wherever they burn books, they will also, in the end, burn people.” by Heinrich Heine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *