Bia hơi vỉa hè “một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Chẳng gì tuyệt hơn cảm giác hớp cốc bia hơi mát lạnh vào một chiều Hà Nội nóng nực. Thêm một đĩa lạc, vài cây nem chua là đủ để cảm nhận “một chầu” văn hóa dân dã của người Hà Nội.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Anh Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng có 3 năm công tác ở trời Tây. Mùa đông tuyết rơi thì thèm phở, mùa hè nắng cháy chỉ thèm lao ngay ra đường, cùng chiến hữu kêu vài cốc bia hơi “chém gió” cho thỏa thuê. Văn hóa lê la uống bia vỉa hè là điều anh nhớ nhất trong những tháng ngày làm việc ở xứ người.

“Dù có đi 4 phương trời lòng vẫn nhớ bia hơi Hà Nội. Ở bên đó, ngồi ngoài trời chỉ có uống cà phê ngắm cảnh, đâu thoải mái khoa tay múa chân như ngồi vỉa hè làm cốc bia hơi”, anh tếu táo.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Khán giả truyền hình cuối những năm 1990 hẳn không thể quên câu thoại kinh điển “Cho hai nửa cốc nữa em ơi!” trong phim Cửa hàng Lô pa. Phim mở đầu với hình ảnh Đình và Hình – hai anh chàng khởi nghiệp thất bại, ngồi vò đầu bứt tóc tại quán bia hơi vỉa hè và luôn miệng nhận mình bất hạnh nhất. Đình có một cửa hàng cho thuê áo cưới vừa sập tiệm. Hình cũng không khá khẩm hơn khi tiệm gội đầu tâm huyết phải đóng cửa.

Giữa lúc chẳng còn bụng dạ lẫn tiền bạc để uống trọn một cốc bia, lời gợi ý “Hay là 2 anh lấy một cốc rồi xẻ đôi ra?” của cô nhân viên, cùng 2 nửa cốc bia hơi đã kéo 2 con người mang 2 niềm đau riêng lại với nhau.

“Ông với tôi cùng bất hạnh. Chúng ta có thể hợp tác làm ăn và sẽ là những người hạnh phúc”. Và thế là một “thương vụ bạc tỷ” đã được khởi phát ngay trên vỉa hè. Từ những người xa lạ, Đình và Hình hóa chiến hữu nhờ 2 nửa cốc bia hơi định mệnh.

Tuy chỉ là một bối cảnh, nhưng thay vì chọn ghế đá công viên hay quán cà phê, vị đạo diễn đã “chấm” ngay quán Bia hơi Hà Nội. Bởi đó là nơi vừa cởi mở để bắt đầu những mối quan hệ, cũng đủ riêng tư để hớp một ngụm bia và ngẫm nghĩ sự đời.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Lý tưởng là vậy nhưng một quán bia hơi cũng chẳng cần gì nhiều ngoài dăm ba bộ bàn ghế nhựa, những chiếc cốc vại và vài bom Bia hơi Hà Nội vỏ xám nhãn đỏ sờ vào lạnh tay. Văn hóa bia hơi vỉa hè của người Hà Nội có lẽ cũng khởi nguồn từ ấy.

Đó là khi anh, chị chủ quán thoăn thoắt chiết bia từ chiếc ống nhựa. Thực khách có ngay một cốc bia hơi đúng nghĩa trong một không gian đúng điệu, với tiếng khách gọi nhân viên, tiếng cốc va vào nhau lách cách, tiếng xe cộ qua lại ồn ào… Tất cả hòa vào nhau thành một không khí rất Hà Nội mà ai đi xa là thấy nhớ.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Nếu trà đá vỉa hè là cái thú tranh thủ giờ nghỉ trưa, bia hơi lại là nơi chốn người ta lui đến sau những giờ miệt mài lao động. Hơn cả một cốc bia với vị men nồng nàn, hương thơm dịu nhẹ, màu sắc vàng ươm đặt trên chiếc ghế đẩu, người ta uống Bia hơi Hà Nội còn để “uống” cả không gian thân quen. Thậm chí, không gian rôm rả rất đỗi bình dân và thoải mái ấy còn được nhiều người gọi vui là “tổ ấm cơ sở 2”. Bởi ở đó, họ được nói và làm những điều mình muốn.

Cũng chính nhờ mang đến cảm giác tự do tự tại như ở nhà, người uống bia có thể mặc mọi bộ đồ từ quần tây áo sơ mi lịch sự đến quần đùi áo phông xuề xòa, ngồi xổm hay gác chân lên ghế, im lặng trầm ngâm hay thỏa thích cười đùa. Từ người Việt bất kể tầng lớp, thu nhập, gia cảnh, độ tuổi, đến người ngoại quốc châu Á châu Âu… ai cũng có thể tấp vào quán bia treo biển “Bia hơi Hà Nội” vàng tươi, gọi vài cốc bia sóng sánh để hoà mình vào dòng chảy sôi động của thủ đô.

Nhờ những giá trị vô hình mà đậm sắc đó, Bia hơi Hà Nội đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của thủ đô hàng chục năm nay. Trong tâm niệm của người Hà thành, bia hơi của Habeco đã hóa thức uống “quốc dân” khi ai cũng dùng được, ai cũng nhớ đến khi nói về đặc trưng Hà Nội. Bởi thế trong bức tranh đặc tả ẩm thực Hà thành, bên cạnh gánh hàng rong, bát phở hay bún chả thì bia hơi luôn là hình ảnh không thể thiếu.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Những ai từng sống thời bao cấp hẳn vẫn nhớ như in cảnh xếp hàng đổi tem phiếu lấy gạo, thịt, xà phòng… Muốn uống bia hơi cũng phải xếp hàng mấy tiếng đồng hồ, nhưng ai cũng háo hức chờ đợi để thưởng thức. Thế mới biết niềm yêu thích bia hơi Hà Nội ngày đó lớn nhường nào.

Lớp người xưa, nay đã vào tuổi chống gậy, hẳn không thể quên thời thưởng thức “bia hơi chuồng cọp” đầy hứng thú mà cũng rất gian nan. Ngày ấy, các quán bia nổi danh ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cổ Tân, vườn hoa Lê Quý Đôn… đều mang đậm nét “sắt thép” với hàng rào sắt bao quanh, như để phòng các “đệ tử bia bọt” bị ma men khuấy đảo mà hóa cọp. Sau những song sắt kiên cố đó là vài chiếc bàn chân sắt gỉ, mặt bàn đá granito sứt sẹo. Bia ít, người nhiều, kiếm được cốc bia phải xếp hàng chờ đợi, vã mồ hôi.

Cả Hà Nội thời ấy chỉ có Nhà máy bia Hà Nội ở 183 Hoàng Hoa Thám (nay là Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội) là sản xuất bia hơi. Bia giá chỉ 3 hào một cốc thủy tinh nửa lít to như cái vại, nâng lên lâu mà không uống sẽ mỏi rã tay.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Sự kiện “Bia hơi Hà Nội thuở ấy” do Habeco tổ chức, tái hiện nét văn hóa Hà Nội những năm 60, 70.

Hơn nửa thế kỷ đi qua, cốc bia 3 hào chỉ còn trong trí nhớ, nhưng thương hiệu bia hơi Hà Nội với gần 100 năm tuổi đã đi vào lòng người và tạo nên một nét văn hóa riêng có của người Hà thành. Ngày nay dù đi đâu cũng thấy biển quảng cáo bán “bia hơi Hà Nội”, song người Hà Nội sành uống chỉ tìm đến các địa chỉ Bia hơi Hà Nội của Habeco. Bởi đó là nơi mang đến những cốc bia hơi đúng chuẩn Hà thành.

Bia hơi vỉa hè "một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

Một số “đệ tử bia bọt” kháo nhau rằng, nhà máy bia ở 183 đường Hoàng Hoa Thám có một giếng ngầm không bao giờ cạn. Ông Alfred Hommel – người sáng lập Nhà máy bia Hommel tại Hà Nội năm 1890, tiền thân của Habeco ngày nay – chính là người khám phá ra nguồn nước này. Nhờ nước giếng trong và ngọt mà bia sản xuất từ đây luôn có vị đậm đà khó quên.

Không đồng tình với quan điểm này, nhiều người sành sỏi lại khẳng định bia hơi Hà Nội của Habeco uống ở đâu cũng ngon. Thậm chí xa Hà Nội, được uống cốc bia mát lạnh lại càng thấy ngon, thấy được khỏa lấp nỗi nhớ nhà.

Trên thực tế, Nhà máy bia Hommel thời kỳ đầu chỉ có hơn 30 nhân công, sản xuất chừng 150 lít/ngày nên nguồn nước giếng này vừa đủ dùng. Nhưng cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc và tình cảm yêu mến thực khách dành cho thương hiệu Bia hơi Hà Nội, Habeco đã mở rộng sản xuất ra nhiều tỉnh thành như Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Bình, Vũng Tàu…

Hiện nay dù sản xuất tại nhà máy nào, Bia hơi Hà Nội hay các dòng bia đóng chai, đóng lon khác của hãng đều mang chất lượng đồng nhất nhờ một bí quyết nấu và ủ bia duy nhất. Mọi nguồn nước dùng để nấu bia đều được xử lý tốt tại mọi nhà máy, cho ra những mẻ bia hảo hạng. Có lẽ trong tâm trí những người yêu Bia hơi Hà Nội, bia ra lò từ nhà máy Hoàng Hoa Thám dường như ngon hơn nhờ giá trị tinh thần suốt 3 thế kỷ mà mỗi mẻ bia chứa đựng.

Ngày nay, khi nhiều dòng bia ngoại được nhập vào Việt Nam, Bia hơi Hà Nội vẫn thỏa mãn được vị giác của hàng triệu người tiêu dùng. Thậm chí không chỉ với người Việt, thức uống này đã trở thành món phải thử của bất kỳ du khách nước ngoài nào khi tới Hà Nội, du hí phố cổ hay ngồi vỉa hè “ngã tư quốc tế” Tạ Hiện.

Vẫn là những bom bia nhôm 50 lít nền đỏ chữ vàng, vẫn là vị men nồng nàn, hương thơm dịu nhẹ, màu sắc vàng ươm với lớp bọt mịn mỏng bên trên, nhưng trong bối cảnh hội nhập, thức uống này còn mang trong mình giá trị văn hóa quý báu và sứ mệnh giới thiệu văn hóa ấy tới bạn bè năm châu.

Bia hơi Hà Nội giờ không chỉ là một cốc bia đơn thuần, mà đã trở thành tổng hòa của vị bia hơi mát lạnh, không gian thưởng thức thân thuộc cùng cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo. Chỉ một hớp Bia hơi Hà Nội là đủ đem lại sự sảng khoái và thư thái. Uống trọn một cốc bia, dư vị đắng – cay – chua – ngọt và nét văn hóa Hà thành sẽ thấm đẫm từng ngóc ngách tâm trí và tâm hồn, để người ta một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.

Giang Minh Nguyệt

Thiết kế: Hà My

Zing.vn

3 thoughts on “Bia hơi vỉa hè “một chầu văn hóa dân dã của người Hà Nội

  1. You really make it seem so easy with your presentation but I find this topic to be really something which I think I would never understand. It seems too complicated and very broad for me. I am looking forward for your next post, I will try to get the hang of it!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *